Email Address

Support@domain.com

Phone Number

(+62) 816 524 689

Our Location

Gatsu, Bali - 80111

Sử dụng trần chìm trong thiết kế nội thất

Trần chìm đang là một trong những thiết bị được tìm hiểu và sử dụng nhiều nhất trong trang trí trần nhà hiện nay. Bài viết sẽ giới thiệu đến bạn một vài thông tin liên quan đến sản phẩm này.

  1. Trần chìm là gì?

Sản phẩm trần nhôm đẹp hiện nay có hai loại sản phẩm được khách hàng ưa chuộng nhất. Trần chìm là một trong số đó.

Đây là sản phẩm có tác dụng cách âm, cách nhiệt và còn được sử dụng trong các công trình nhằm xử lí các khuyết điểm trong xây dựng và trang trí nội thất.

  1. Cấu tạo của trần chìm

Trần chìm có cấu tạo khá đơn giản, bao gồm:

  • Thanh chính: Được treo lên trần bằng tăng đơ hoặc các cụm ty treo có tác dụng chịu lực chính cho tất cả các tấm trần.
  • Thanh phụ: Là các thanh tiếp xúc trực tiếp với tấm trần và có tác dụng liên kết với thanh chính, tạo giá đỡ cho tấm trần.
  • Thanh viền: Có tác dụng liên kết các thanh chính, thanh phụ với tường, vách.
  • Tấm thạch cao: Nhờ có loại tấm này mà các thanh chính, thanh phụ, thanh viền và các tấm trân sẽ được liên kết với nhau tạo nên bề mặt trần.
  • Phụ kiện: Tấm trần và các thanh được liên kết với nhau và tạo thành hệ thống trần chìm hoàn chỉnh nhờ một số phụ kiện chuyên dụng đi kèm.
  1. Ưu điểm của trần chìm

– Dễ thi công: trần chìm có trọng lượng nhẹ, dễ cắt ghét, uốn cong để tạo nên nhiều hình dạng và phù hợp với nhiều không gian khác nhau.

– Phẳng, đẹp, dễ tạo hoa văn, có thể sử dụng xi măng để tạo nên các đường nét trang trí mềm mại trên trần chìm (tuy nhiên giá thành hơi cao).

– Dễ kết hợp với các loại tấm thông thường và các loại đèn trang trí, tạo nên nhiều kiểu không gian theo ý thích của người thiết kế.

– Cách âm, cách nhiệt, chống cháy nổ và thân thiện với môi trường.

  1. Cách thi công trần chìm

– Bước 1: Xác định độ cao của khung trần

Thao tác này cần được thực hiện đầu tiên để đảm bảo độ chính xác cho công trình. Thông thường, vạch dấu xác định độ cao sẽ được đánh ở dưới mặt tấm trần bằng cách sử dụng ống nước nivo để lấy chiều cao.

– Bước 2: Cố định thanh viền tường VTC

Sau khi đánh dấu, thanh viền tường sẽ được đặt theo dấu và cố định bằng cách vis vào tường hay vào nách với đinh thép kích thước 1.5÷2 cm. Tùy thuộc vào loại trần nhà mà người ta có thể dùng búa đinh hay khoan tạo các lỗ cố định cho đinh chốt không quá 300mm để cố định thanh viền vào tường.

– Bước 3: Phân chia khoảng cách thanh chính

Bạn cần xác định khoảng cách phù hợp để phân chia các thanh chính. Công việc này được thực hiện bằng cách tạo khoảng cách phù hợp giữa các điểm ty treo. Khoảng cách lớn nhất giữa các điểm ty treo là 1200mm.

– Bước 4: Lắp móc treo

Ty zen của các điểm treo sẽ được liên kết với các thanh chính để tạo nên khung dọc. Khoảng cách lớn nhất giữa các thanh dọc là 1000mm.

– Bước 5: Lắp thanh chính

Thợ thi công sẽ gài mép các  góc của thanh ngang vào cá của thanh chính để tại nên sự liên kết giữa các thanh này, tạo nên một hệ thống khung xương chắc chắn.

– Bước 6: Lắp thanh phụ

Khoảng cách 600mm là hợp lý nhất để lắp các thanh chính bằng việc sử dụng 2 khóa liên kết.

su-dung-tran-chim-trong-thiet-ke-noi-that

– Bước 7: Điều chỉnh

Bộ khung xương của trần chìm cần được điều chỉnh cho chắc chắn, ngay ngắn và phẳng sau khi được lắp đặt. Người ta có thể kiểm tra hệ thống khung trần đã chắc chắn và đạt khoảng cách hợp lí hay chưa bằng cách dùng thước đo tại nhiều điểm khác nhau hoặc căng các dây chéo.

Sau khi dàn khung được lấy mặt phẳng, đinh vít được sử dụng để bắt tấm vào thanh ngang. Các mũ của đinh vít phải đạt yêu cầu chìm vào mặt tấm trần, tạo sự an toàn và thẩm mỹ.

– Bước 8: Hoàn thiện các mối nối tấm và làm phẳng

Trần chìm được sử dụng để xử lí, che lấp các khuyết điểm trong xây dựng và trang trí nội thất. Sau khi công trình hoàn thiện, hệ thống khung của trần sẽ được bao phủ bên ngoài bằng các tấm thạch cao.