Email Address

Support@domain.com

Phone Number

(+62) 816 524 689

Our Location

Gatsu, Bali - 80111

Khái niệm về Phong Thủy

Khi nói về sự thành đạt của một đời người, người Trung Quốc xưa thường quan niệm: “Nhất phúc, nhì phận, tam phong thủy, tứ đức, ngũ giáo” (thứ nhất là vận may, thứ hai là phận số, thứ ba là phong thủy, thứ tư là đức hạnh, thứ năm là học vấn).
Điều đó có nghĩa rằng, dù phong thủy có năng lực siêu phàm đến mấy trong việc hình thành nên cuộc đời chúng ta, đó cũng không phải là thần dược, chữa trị được mọi tai ương, vận rủi. Hiểu theo quan niệm trên thì vận may có vai trò chủ chốt, rồi mới đến thân phận, tức nghiệp, những gì đã làm ở kiếp trước.
Những điều chúng ta thực hiện cho cuộc đời mình và cách chúng ta cư xử với người khác trong thế giới hiện tại sẽ đóng góp một phần, và cuối cùng là nền học vấn mà chúng ta tiếp thu được, những kiến thức giúp chúng ta hiểu biết về thế giới xung quanh. Như đã thấy, phong thủy chỉ là một phần trong toàn bộ các yếu tố cấu thành nên sự thịnh suy của một người.
Điều duy nhất làm cho phong thủy khác với các hệ thống triết học khác là sự linh hoạt, tự biến hóa của nó. Phần lớn các hệ thống triết học tiến hóa dựa trên cùng một nguyên tắc: biết rằng thiên nhiên giữ một vai trò quan trọng và tin rằng mỗi hiện tượng tự nhiên đều chịu sự chi phối của một linh thần; sự thừa nhận những điều như vậy sẽ đem lại lợi ích cho cuộc sống của con người. Nơi nào mà các triết lý đó được xác lập như một tôn giáo thì nơi đó thần linh được tôn thờ. Nhưng phong thủy thì không. Trải qua bao biến động của thời gian phong thủy vẫn còn nguyên là một triết thuyết và có thể được áp dụng trong mọi nền văn hóa và tồn tại song hành với mọi tín ngưỡng của dân gian.
Khoa phong thủy sử dụng các công thức xác định mức năng lượng trồi sụt của một cá nhân hay một ngôi nhà trong một khoảng thời gian nhất định. Những công thức khác lại cho thấy nơi tốt nhất của một người khi sinh sống trong nhà hay khi làm việc ở văn phòng, và thậm chí có thể chỉ ra vị trí kê giường hoặc bàn phù hợp nhất. Nhiều người Trung Quốc mỗi năm mỗi thỉnh vấn các thầy chiêm tinh để xem xét lại vấn đề này để mỗi hoạt động của họ trong năm có thể được minh định một cách chính xác và tiến hành vào đúng giờ lành của họ. Điều này được thực hiện kỹ đến từng chi tiết, ví dụ như thời gian tốt nhất để thụ thai hoặc thậm chí để gội đầu.

Triết lý phong thủy thường được đón nhận bởi những ai nhận ra rằng khung cảnh sống xung quanh tác động đến họ và thấy rằng cần phải làm điều gì đó để cải thiện cuộc sống của họ. Đây là một suy nghĩ tích cực nhưng việc áp dụng đúng thuật phong thủy vào thực tế đời sống đòi hỏi người thực hiện phải có kỹ năng và để thích hợp với hoàn cảnh của một địa điểm hay cá nhân nào thì các nguyên lý của nó không thể vận dụng một cách qua loa, đại khái.
Hiểu biết về phong thủy có thể giúp chúng ta tự đặt mình vào những vị trí có lợi nhất trong môi trường sống của mình. Việc chọn nơi làm nhà và văn phòng cũng như cách thiết kế nội thất sẽ ảnh hưởng đối với mỗi chúng ta theo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực. Thuật phong thủy không những giúp ta biết vị trí thuận lợi nhất đối với ta mà còn chỉ cho ta cách bài trí, chọn màu sắc và kiểu dáng để hỗ trợ chúng ta trong cuộc sống. Trong một khu vườn, ta có thể dễ dàng phân chia ra những khu vực thích hợp nhất cho từng loại hoạt động mà chúng ta dự định cho nơi đó, nhưng cũng cần phải lưu tâm đến loại cây được trồng trong vườn và cả nhu cầu của chúng nữa, vì những điều này cũng không kém phần quan trọng nếu như chúng ta muốn môi trường phát triển tốt.
Những chương sau của cuốn sách này sẽ bàn đến các khía cạnh vừa hấp dẫn vừa phức tạp của đề tài nói trên để mọi người có thể mang ra áp dụng vào không gian của riêng mình. Việc thể hiện những lý thuyết của thuật phong thủy vào cuộc sống chắc chắn sẽ mang lại những lợi ích cụ thể cho chúng ta, cho dù chúng ta chỉ mới biết sơ qua về chúng. Khi chúng ta hiểu nhiều hơn về môi trường sống của mình và bắt đầu tích cực thay đổi những nhân tố gây khó chịu cho chúng ta thì chúng ta đã bắt đầu hiểu rõ bản thân và vai trò của mình trong bối cảnh rộng lớn hơn.
Các trường phái Phong Thủy
Nói đến phong thủy là nói đến khả năng diễn giải về môi trường sống. Những thầy phong thủy sử dụng một số phương pháp tiếp cận khác nhau để giao tiếp với năng lượng hoặc “cảm giác” của một nơi chốn, và thay đổi chi tiết để mang lại hiệu quả cho những người đang sống hoặc làm việc tại nơi ấy.
Cho dù sử dụng cách tiếp cận nào đi nữa nhưng một khi nắm được các nguyên lý của thuật phong thủy thì việc thực hành này mới có tác dụng. Những thầy phong thủy rất thường phối hợp nhiều phương pháp khác nhau để tạo ra những hiệu quả như mong muốn.
Trường phái môi sinh
Người xưa chủ yếu sống dựa vào sự tinh anh và hiểu biết về điều kiện tự nhiên của nơi họ ở. Thời ấy, nhu cầu bản thân không nhiều, chỉ là những gì cơ bản: ăn và ở. Nhờ quan sát họ biết hướng nào gió thường thổi đến và sẽ dựng nhà ở thế đất được che chắn. Họ cần nước để trồng trọt và vận chuyển vụ thu hoạch nên sông ngòi rất quan trọng, và dòng chảy của các con sông cùng việc định hướng các bờ bãi sẽ quyết định loại hoa màu trồng trọt. Chi phái phong thủy này được gọi là trường phái Hình thể hay trường phái Địa hình, và là phương pháp tiếp cận cổ xưa nhất.
Trường phái la bàn
Thời Trung Quốc cổ, các thầy địa lý nghiên cứu địa hình và luồng nước trong khi các nhà thiên văn lập sơ đồ bầu trời. Những người hiểu được sức mạnh của thông tin mà họ đang nắm giữ thường ghi lại sở học của mình lên một dụng cụ gọi là la bàn, hoặc địa bàn. Trên la bàn không chỉ minh họa phương hướng mà còn xem xét cả năng lượng của mỗi phương vị căn cứ trên địa hình hoặc thiên thể tìm thấy ở hướng ấy. Việc diễn giải những năng lượng này sẽ cho biết đó có phải là nơi thích hợp cho con người hay không. Phong thủy dựa trên Kinh Dịch, một triết thư diễn dịch các nguồn năng lượng trong vũ trụ. Sáu mươi bốn hình trong Kinh Dịch minh họa chu kỳ của tự nhiên trong năm tạo nên vòng ngoài của la bàn. Là công trình chung của các học giả uyên bác trong nhiều thế kỷ, Kinh Dịch cung cấp cho chứng ta một phương tiện để liên kết dòng chảy năng lượng tự nhiên của vũ trụ. Yếu tố thời gian được bao hàm trong nó cho phép các cá nhân thực hiện việc liên kết này theo nhiều cách khác nhau vào những thời điểm khác nhau trong cuộc đời của họ.
Trường phái Trực giác
Các bản văn cổ thường minh họa đầy đủ mọi hình dáng nứi non và luồng nước và đặt cho chứng những cái tên mang tính ẩn dụ, thể hiện cách suy nghĩ đặc trưng của người Trung Quốc xưa. Ví dụ như “Hổ phục” (cọp đang rình mồi) gợi ý về một thế đất xấu, là nơi mà những người cư trứ ở đây sẽ không bao giờ cảm thấy an bình, trong khi đó “Long nhi vọng mẫu” (rồng con ngắm nhìn mẹ) lại cho thấy đây là một môi trường sống yên vui hơn nhiều.
Trong Thủy Long Kinh, người xưa trình bày chi tiết hơn về những thế đất tốt nhất để dựng nhà, mô tả phương vị dòng chảy trong các nhánh sông, với những tên gọi biểu thị loại môi trường sinh sống. Khả năng cảm nhận của người đang sống và làm việc tại thế đất ấy trở nên bén nhạy và kiến thức của họ về thế giới tự nhiên đã ban tặng cho họ bản năng tìm ra những vùng trồng trọt thích hợp.
Các nguyên lý phong thủy
Người xưa cho rằng trời, đất và con người thuộc về một hệ thống. Quan điểm cuộc sống là một thể thống nhất tồn tại trong nhiều nền văn hóa nơi mà sức khỏe và thuốc chữa bệnh, thức ăn và cách sống và con đường đưa đến sự giải thoát đều liên đới và nằm cả trong một hệ sinh thái.
Đạo
Đạo, hay Con Đường, là triết lý cơ bản của thuật phong thủy, chỉ ra cách sống hài hòa với bản thân, với tha nhân và với thế giới tự nhiên. Chúng ta có thể dùng phong thủy để đạt đến mục tiêu này.
Âm dương
Âm dương là hai lực đối nghịch nhau nhưng lại cùng nhau hoạt động để sinh ra năng lượng, ví dụ như dòng điện. Hai lực đối nhau này liên tục chuyển dịch, lực này luôn tìm cách lấn át lực kia. Khi một lực trở nên vượt trội, trạng thái cân bằng bị mất đi, vì thế khi một lực trở nên quá mạnh sức ảnh hưởng của nó lại giảm đi và lực kia lại chiếm ưu thế. Ví dụ, nước ở trạng thái tĩnh là âm, đang chảy xiết là dương. Hãy tưởng tượng một con sông đang chảy chậm rãi; lúc này nó âm. Khi dòng nước va vào đá, bắn tung tóe và rơi xuống, tình trạng xáo động diễn ra, dòng nước chảy nhanh hơn, lúc này nó đã chuyển sang dương.
Và khi nước chảy vào hồ, dòng chảy chậm lại và biến thành âm một lần nữa. Âm và Dương là hai khái niệm đối nghịch nhưng phụ thuộc vào nhau: nếu không có ý niệm về cái lạnh chúng ta sẽ không thể miêu tả cái nóng là như thế nào. Khi đạt đến trạng thái cực điểm, lực này biến đổi thành lực kia – giống như hiện tượng băng giá có thể gây bỏng hoặc người bị bỏng nắng bị run rẩy – mục đích là để tái tạo lại thế cân bằng giữa hai lực. Trong suốt cuốn sách này sẽ có nhiều ví dụ minh họa việc chúng ta làm thế nào để đạt được sự cân bằng trong môi trường sống của mình. Danh mục bên cạnh đưa ra một số ví dụ về các cặp âm dương thường thấy.

Khí
Khí là một khái niệm không có trong hệ thống triết học phương Tây nhưng lại được nhắc đến rất nhiều trong các hệ thống triết học phương Đông. Khí là sức sống của vạn vật, là phẩm chất của môi trường sống, là sức mạnh của mặt trời, mặt trăng và khí hậu và là động lực điều khiển trong con người. Ở Trung Quốc, những động tác múa quyền trong Thái Cực dưỡng sinh là để giúp khí lưu thông trong cơ thể. Các mũi kim châm huyệt được dùng để khai thông luồng khí bị tắc nghẽn và các bài thuốc Bắc bào chế từ các thảo mộc sử dụng các dạng năng lượng đặc biệt để điều khí khi cơ thể xảy ra tình trạng mất quân bình. Sự thiền định là phương cách làm cho tinh thần khỏe mạnh: một nét cọ của một nghệ nhân Trung Quốc hay một động tác phóng bút trong thư pháp đều là kết quả của một quá trình rèn luyện tinh thần và điều tức để bảo đảm rằng mỗi tác phẩm phải đều tải được cái thần (khí) trong ấy.
Mục đích của thuật phong thủy là tạo ra một môi trường trong đó khí được luân lưu thông suốt để tinh thần được minh mẫn, cơ thể được tráng kiện. Trong một căn nhà mà khí lưu chuyển thanh thoát thì những người sinh sống ở đó sẽ nhận được những điều tốt lành và mọi điều trong cuộc sống sẽ được hạnh thông. Ngôi nhà nào khí lưu chuyển trì trệ hoặc bị tắc thì cuộc sống thường nhật hoặc những dự tính lâu dài cho tương lai của những người sống ở đó sẽ luôn gặp những điều trắc trở.
Trong một khu vườn thông thoáng, khí được lưu chảy tự do, cây cối sẽ tươi tốt và các sinh vật trong môi trường tự nhiên sẽ sinh sôi nảy nở. Muông thú, chim chóc, côn trùng và vô số các loài vi sinh sống ở đó sẽ tự điều hòa và tạo ra một môi trường cân bằng và có ích. Nơi nào khí không thể lưu thông một cách tự nhiên, bị tắc nghẽn, hoặc chuyển động uể oải thì môi trường ở đó có thể trở nên ẩm thấp, hoặc xảy ra tình trạng mất cân bằng sinh thái dẫn đến nạn dịch rầy chẳng hạn.
Trong một văn phòng khí được lưu thông thoải mái, nhân viên sẽ vui vẻ và tương thân tương ái, các kế hoạch được hoàn thành đúng thời hạn và mức độ stress thấp. Văn phòng nào khí bị tù hãm có thể sẽ xảy ra những mối bất hòa và công việc kinh doanh không thể phát triển.
Ngũ hành: Năm loại năng lượng
Một số lý thuyết khoa học mới nhất giúp chứng ta hiểu các nguyên lý mà người xưa dựa vào để xây dựng nên thuật phong thủy. Ngày nay chứng ta đã nhận ra rằng vạn vật trong vũ trụ không đứng yên. Các giác quan của chứng ta và những gì chứng ta nhìn thấy đều quen với một số tần số nhất định nào đấy mà những tần số này phản ứng theo hướng tích cực hoặc tiêu cực đối với chứng ta.
Tất cả chứng ta đều biết đến sóng âm, cụ thể qua máy radio, và sóng điện từ qua máy truyền hình. Màu sắc, hình thể, thực phẩm, điều kiện thời tiết – mọi thứ đang hiện diện trong cuộc sống đều tác động lên chứng ta một mức độ xung động tốt hoặc xấu, và đến lượt chứng ta, tùy theo tính cách của mỗi người, chứng ta cũng phản ứng lại bằng những cách thức tuy khác nhau nhưng có thể đoán trước được.
Khái niệm về các nguyên tố vốn tồn tại từ lâu trên khắp thế giới. Người Trung Quốc thừa nhận năm nguyên tố cơ bản, hay còn gọi là ngũ đại công năng hay Ngũ Hành, sinh ra từ sự tương tác của Âm và Dương và tượng trưng cho các biểu hiện vật chất khác nhau của Khí. Vạn vật trong vũ trụ, kể cả con người, đều nằm trong hệ thống phân loại của Ngũ Hành. Bảng “Ngũ Hành Tương Quan” dưới đây sẽ cung cấp cho chứng ta một số ví dụ trong hệ thống phân loại này.
Trong điều kiện lý tưởng, năm hành này cân bằng với nhau. Khi một hành nào đấy chiếm ưu thế hoặc trở nên yếu kém thì rắc rối xảy ra. Việc diễn giải và cân bằng ngũ hành đóng một vai trò trọng yếu trong việc thực hành thuật phong thủy. Ngũ hành luân chuyển theo một chu trình định sẵn. Về mặt tích cực, chứng giứp đỡ nhau để sinh trưởng gọi là tương sinh và về mặt tiêu cực, các Hành này kình chống, chế ngự nhau gọi là tương khắc. Để dễ nhớ chứng ta hãy đọc Ngũ Hành tương sinh theo thứ tự Thủy Mộc Hỏa Thổ Kim với cách lý luận sau:
Nước (Thủy) giứp cho cây cối (Mộc) xanh tươi. Cây (Mộc) tạo ra lửa (Hỏa) và khi cháy hết sẽ thành tro hoặc đất (Thổ). Trong đất (Thổ) hình thành nên [mỏ quặng] kim loại (Kim) mà khi bị nung chảy thành dạng lỏng như nước (Thủy). Ta gọi vắn tắt là Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy. Và nhớ Ngũ Hành tương khắc theo thứ tự Thủy Hỏa Kim Mộc Thổ: Thủy khắc Hỏa (nước dập tắt lửa), nhưng Thủy lại bị Thổ thấm hứt và đến lượt Thổ bị Mộc hứt kiệt năng lượng nhưng Mộc bị các khí cụ Kim tiêu diệt. (Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy.) Bảng “Ngũ Hành Tương Quan” dưới đây trình bày khía cạnh khác: sự tương quan giữa sinh, khắc, vượng, suy giữa các Hành này với nhau. Những sự tương quan nói trên sẽ được áp dụng xuyên suốt trong cuốn sách này.